Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Đi đâu, nhớ món tiền bo! -tien bo| tam

Ở một số nước Phương Tây, khách hàng bo 10% giá trị dịch vụ là chuyện bình thường, nhưng đó là điều vẫn khó được chấp nhận được tại đa số các quốc gia châu Á.Người châu Á và đặc biệt là người Việt chưa quen với cái gọi là văn hóa tiền bo, bởi họ cho rằng, việc phục vụ là công việc của nhân viên, họ đã được tính lương nên cái lý bo tiền là do khách hàng, ai thích thì bo, ai hào phóng thì làm, chẳng quy định gì cho riêng ai cả bệnh thần kinh hải sản tươi. Mời các bạn cùng Eva tám chuyện xung quanh việc "bo" cho nhân viên phục vụ nhé!Ở Italy, tiền tip là "chuyện thường ngày ở huyện". Tiền tip thường thấp, dưới 10%, hoặc khoảng 5 euro nếu hóa đơn đó có giá trị lớn.Còn ở Pháp, nếu bạn vào một nhà hàng, khi thanh toán tiền, thông thường 15% tiền bo cho nhân viên đã được cộng vào hóa đơn đó. Nếu bạn là người hào phóng hoặc muốn thể hiện mình là người lịch thiệp hơn, bạn có thể bo thêm cho họ. Khoản này chỉ khoảng vài xu cho một tách cafe hoặc 5 euro tại nhà hàng sang trọng.

Đi đâu, nhớ món tiền Ở châu Âu là vậy, người ta thường bo cho nhân viên một cách thoải mái, bởi họ cho rằng, đó là việc nên làm. (ảnh minh họa)

Nếu như bạn sống ở Mỹ, bạn sẽ thấy, người Mỹ thường bo cho nhân viên phục vụ số tiền tương đối lớn so với hóa đơn thanh toán tùy theo thái độ phục vụ của nhân viên hay nhà hàng đó. Sẽ là 10%-15% giá trị hóa đơn nếu dịch vụ tạm ổn, 15%-20% nếu có dịch vụ tốt, trên 20% cho dịch vụ hảo hạng. So với người Việt, có thể số tiền này thật là quá xa xỉ… Nhưng bạn đừng vội ngạc nhiên vì ở Canada người ta cũng làm tương tự như ở Mỹ vậy.Ở châu Âu là vậy, người ta thường bo cho nhân viên một cách thoải mái, bởi họ cho rằng, đó là việc nên làm, là văn hóa của họ và những người phục vụ xứng đáng được trả công như vậy. Bởi nhiều người, tiền lương quá ít ỏi, họ chủ yếu sống bằng tiền bo của khách, đặc biệt là một số nghề du lịch, lễ tân, bán hàng… Còn ở Châu Á và Việt Nam thì sao?Cũng có vài nước châu Á áp dụng thói quen "bo" này, tuy chưa hẳn là nhiều và phổ biến. Ở Singapore, phí dịch vụ đã được cộng sẵn trong hóa đơn. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thêm cho một ai đó, bạn hãy mạnh dạn vì họ cũng sẽ không ngại nhận tiền bo của bạn đâu. Còn khi đến Nhật thì lại thấy rất hiếm khi có ai xì tiền bo, thậm chí tại một số nơi, du khách còn bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền kiểu này. Nên đừng có liều mà đưa tiền bo cho họ khi bạn đặt chân tới xứ sở hoa anh đào này nhé! Ở Trung Quốc cũng vậy, việc bo tiền cho nhân viên được coi là việc làm thiếu tế nhị, và thô thiển. Ở Hồng Kông và Hàn Quốc, việc bo tiền cũng không bắt buộc, nếu bạn thích thì làm, thế thôi!

Đi đâu, nhớ món tiền Đừng cố tiết kiệm vài đồng khi đi nghỉ, nếu có thể bo để mang lại niềm vui cho người khác nhé! (ảnh minh họa)

Còn ở Việt Nam những năm gần đây mới xuất hiện nhiều hơn thói quen bo, có lẽ do học theo người phương Tây. Tuy nhiên, ở từng vùng miền có khác nhau và Sài Gòn có thể xem là nơi các "thượng đế" chịu bo nhiều nhất.

Mặc dù vậy, đa số người Việt vẫn chưa thể xem bo là việc đương nhiên vì quan niệm phục vụ là công việc của các nhân viên và họ đã lĩnh lương từ công việc đó. Và đôi khi họ sợ, hành động bo của  mình sẽ bị hiểu lầm, hoặc người được bo sẽ tỏ ra khó chịu vì họ nghĩ rằng, mình đang bị người khác coi rẻ nghề nghiệp...

Thế nhưng, thực tế là hàng triệu người đang làm việc trong ngành dịch vụ – du lịch trên thế giới dựa vào tiền thưởng của khách hàng để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu bạn gặp những người làm trong nghề này, có thể thực hiện văn hóa bo một cách thoải mái. Vì vậy, đừng cố tiết kiệm vài đồng khi đi nghỉ, nếu có thể bo để mang lại niềm vui cho người khác nhé.

Một vài lời khuyên nhỏ

Hãy thưởng thêm cho nhân viên số tiền dựa trên giá gốc của dịch vụ đó nếu bạn sử dụng các dịch vụ được hoặc voucher nào đấy. Hãy thưởng cho những người phục vụ bạn tận tụy chu đáo một mức thưởng cao hơn quy định nếu không ngại. Bạn không cần phải boa thêm tiền cho nhân viên nếu bạn không hài lòng về chất lượng phục vụ nhà hàng ngon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét